Điểm danh những loại gạch lát phổ biến hiện nay
Thị trường gạch ốp lát hiện nay “muôn màu vạn trạng” khiến người tiêu dùng gặp không ít khó khăn khi đưa ra quyết định nên chọn loại nào cho phù hợp. Bài viết hôm nay của chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc 3 loại gạch lát phổ biến hiện nay, được nhiều gia đình lựa chọn để trang trí cho công trình nhà ở của mình.
1. Gạch ceramic
Gạch ceramic có tên gọi thông dụng là gạch gốm với thành phần cấu tạo chính từ đất nung. Hội tụ nhiều ưu điểm như đa dạng mẫu mã, màu sắc, kích cỡ, đặc biệt là giá thành phù hợp nên đây là loại gạch được nhiều gia đình lựa chọn.
Tuy nhiên, gạch ceramic còn tồn tại nhiều hạn chế như dễ bị nứt, vỡ và sứt mẻ , vì thế không chịu được va đập mạnh trong quá trình thi công và sử dụng. Đặc biệt, gạch không có lớp chống thấm nên không có khả năng chống thấm nước, quá trình thi công cần có vữa xi măng để lót và tạo liên kết.
2. Gạch men
Cùng với gạch ceramic, gạch men đang dần dà chiếm lĩnh thị trường bởi sự đa dạng trong mẫu mã, màu sắc và kích thước. Đặc biệt, hoa văn, họa tiết trên gạch men rất đẹp và tinh tế, có thể được sử dụng cho nhiều không gian khác nhau. Bề mặt gạch men được phủ một lớp men sáng bóng nên tạo độ thẩm mỹ và bền chắc hơn so với gạch ceramic.
Ưu điểm của gạch men cũng chính là hạn chế của nó, nghĩa là bề mặt sáng bóng nên dễ bị trơn trượt, không bám chân, đặc biệt là khi vệ sinh sàn với nước. Về mùa đông, bề mặt gạch lạnh nên không được khuyến khích sử dụng cho các tỉnh phía Bắc.
3. Gạch granite và đá nhân tạo
Gạch có cấu tạo từ bột đá, chất kết dính và chất tạo màu, được ép dính với cường độ cao. Ưu điểm của gạch là cứng, chắc, đẹp và dễ lau chùi, vệ sinh. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của gạch là không đa dạng về màu sắc, mẫu mã và hình dáng nên không mang đến nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
4. Đá tự nhiên
Là những loại đá được khai thác từ tự nhiên như đá granite, đá marble, đá slate,… sau đó được thi công (cắt, xẻ, mài) thành từng viên rất mát lạnh và đẹp. Những loại đá này mang đến vẻ đẹp sang trọng mà không kém phần tự nhiên cho không gian sống. Tuy nhiên, việc thi công đá tự nhiên đòi hỏi phải có thợ lành nghề, và việc thi công thường gây ra tiếng ồn và nhiều khói bụi.
Gạch ceramic có tên gọi thông dụng là gạch gốm với thành phần cấu tạo chính từ đất nung. Hội tụ nhiều ưu điểm như đa dạng mẫu mã, màu sắc, kích cỡ, đặc biệt là giá thành phù hợp nên đây là loại gạch được nhiều gia đình lựa chọn.
Tuy nhiên, gạch ceramic còn tồn tại nhiều hạn chế như dễ bị nứt, vỡ và sứt mẻ , vì thế không chịu được va đập mạnh trong quá trình thi công và sử dụng. Đặc biệt, gạch không có lớp chống thấm nên không có khả năng chống thấm nước, quá trình thi công cần có vữa xi măng để lót và tạo liên kết.
2. Gạch men
Cùng với gạch ceramic, gạch men đang dần dà chiếm lĩnh thị trường bởi sự đa dạng trong mẫu mã, màu sắc và kích thước. Đặc biệt, hoa văn, họa tiết trên gạch men rất đẹp và tinh tế, có thể được sử dụng cho nhiều không gian khác nhau. Bề mặt gạch men được phủ một lớp men sáng bóng nên tạo độ thẩm mỹ và bền chắc hơn so với gạch ceramic.
Ưu điểm của gạch men cũng chính là hạn chế của nó, nghĩa là bề mặt sáng bóng nên dễ bị trơn trượt, không bám chân, đặc biệt là khi vệ sinh sàn với nước. Về mùa đông, bề mặt gạch lạnh nên không được khuyến khích sử dụng cho các tỉnh phía Bắc.
3. Gạch granite và đá nhân tạo
Gạch có cấu tạo từ bột đá, chất kết dính và chất tạo màu, được ép dính với cường độ cao. Ưu điểm của gạch là cứng, chắc, đẹp và dễ lau chùi, vệ sinh. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của gạch là không đa dạng về màu sắc, mẫu mã và hình dáng nên không mang đến nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
4. Đá tự nhiên
Là những loại đá được khai thác từ tự nhiên như đá granite, đá marble, đá slate,… sau đó được thi công (cắt, xẻ, mài) thành từng viên rất mát lạnh và đẹp. Những loại đá này mang đến vẻ đẹp sang trọng mà không kém phần tự nhiên cho không gian sống. Tuy nhiên, việc thi công đá tự nhiên đòi hỏi phải có thợ lành nghề, và việc thi công thường gây ra tiếng ồn và nhiều khói bụi.